20/04/2018 5661 Lượt xem 2.00

SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM.

Năng lượng tái tạo (NLTT) hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trờigiómưathủy triềusóng và địa nhiệt. Năng lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực gồm: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ, và hệ thống điện độc lập nông thôn.[1]Ở cấp quốc gia, có ít nhất 30 quốc gia trên thế giới đã sử dụng năng lượng tái tạo và cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng của họ. Các thị trường năng lượng tái tạo cấp quốc gia được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thập kỷ tới và sau đó nữa. Theo báo cáo của tổng kết của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu, ngày 14 tháng 2 năm 2018 đã công bố thống kê Thị trường năng lượng gió năm 2017 có công suất trên 50 GW với tăng trưởng mạnh mẽ đáng kể nhất là khu vục Châu Âu, Ấn Độ và các nước thuộc khu vực ngoài khơi Trung Quốc có sự giảm nhẹ chỉ với 19.5GW và phần lớn còn lại của thị trường là thuộc các nước khác. Tổng công suất lắp đặt toàn bộ vào năm 2017 là 52.573 MW, đưa tổng số công suất toàn cầu lên 539.581 MW.[2]


Ảnh @Saylor :Trang trại gió ngoài khơi Horns Rev II, Đan Mạch
[2]

Năng lượng tái tạo  bao gồm có 3 dạng chính là năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Ông Hoàng Quốc Vượng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam nằm trong khu vực nhiết đới gió mùa, số giờ bình quân trong năm từ 2500 – 3000 giờ với nhiệt độ trung bình năm là 21 độ C, có bờ biển dài 3.260km, gió biển quanh năm. Chính vì vậy Việt Nam có thể tận dụng thế mạnh này phát triển các nguồn NLTT.[3]

Theo Ông Nguyễn Văn Vy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhận định, với công nghệ hiện đại, chỉ cần tốc độ gió 5m/s trở lên, tua bin đã có thể phát ra điện. Ước tính, điện gió trên đất liền của Việt Nam có thể tạo ra khoảng 40-50 nghìn MW, nếu tính thêm tiềm năng điện gió ngoài khơi, Việt Nam có thể phát triển khoảng trên 100 nghìn MW. 

Cùng với đó, bức xạ mặt trời tại Việt Nam cũng được coi là nguồn năng lượng vô tận. Mức độ bức xạ mặt trời tính bình quân có thể đạt khoảng 3-5 kWh/m2/ngày. Việt Nam có thể lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời ở nhiều vùng khác nhau như, trên bờ biển, trên hồ nước, đồng bằng, rừng núi, trên mái nhà… Nếu lấy trung bình cứ khoảng 1 ha thu được 1 MW điện mặt trời, Việt Nam có thể sản xuất ra hàng chục ngàn MW công suất từ bức xạ năng lượng mặt trời.[3]

 

Ảnh Flickr: Hệ thống pin năng lượng mặt trời

Ngày 26/01/2018, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương hợp tác triển khai dưới sự ủy quyền của Bộ hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên Bang Đức (BMZ) đã có hội thảo tổng kết “ Đánh giá tiềm năng phát triển dự án điện mặt trời nối lưới quốc gia tới năm 2020, tầm nhìn 2030” tại Hà Nội đã kết luận rằng: “Tổng tiềm năng kinh tế của các dự án điện mặt trời trên mặt đất Việt Nam đạt ít nhất 07 Gigawatt (GW) vào năm 2020. Tiềm năng này vượt xa mục tiêu quốc gia là 08 GW vào năm 2020. Tuy nhiên xu thế chi phí đầu tư và tài chính cho các dự án điện mặt trời đang ngày càng giảm, tiềm năng kinh tế có thể đạt mức vài trăm GW trong giai đoạn 2021-2030 khi thị trương điện bắt đầu phát triển, vượt xa mục tiêu đã đề ra là 12GW năm 2030.[4]

Với sự bùng nổ NLTT đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió như hiện tại thì tạo cho Việt Nam nói chung cũng như Quảng Trị nói riêng cơ hội phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế năng lượng sạch để kịp hòa nhập với xu thế của thế giới. Cụ thể hiện tại ở nước ta tiềm năng công suất lắp đặt thương mại dạng năng lượng gió khoảng 1.000.000MW. Tại tỉnh Quảng Trị có 4 dự án điện gió triển khai trên hai địa bàn là xã Hướng Linh và Hướng Phùng có tổng công suất 110MW với tổng mức đầu tư là 5.365 tỷ đồng. Vừa qua, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hướng Phùng 1 có công suất 30MW của Tổng công ty phát điện 2 ( EVNGENCO2) tại thôn Hướng Độ, xã Hướng Phùng với tổng vốn đầu tư 1.265 tỷ đồng. Dự kiến tháng 12/2018 sẽ khởi công và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng, kỹ thuật. Song song với các dự án nhà máy điện gió thì Công ty Thủy điện Quảng Trị đang lập nội dung quy hoạch đề án “ Dự án nhà máy điện mặt trời Quảng Trị ” nằm trên địa bàn Công trình Thủy lợi – Thủy điện bổ sung vào quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp địa phương hoặc quốc gia.

Sưu tầm và dịch: Lê Phước Trang Sinh

Nguồn tham khảo:

[1]: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Năng lượng tái tạo”.

[2]: Global wind statistics 2017 of The Global Wind Energy Council

http://gwec.net/global-figures/graphs ”.

[3]: “Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Tiềm năng lớn chưa được khai thác”- EVN.

[4]: “Đánh giá tiềm năng điện mặt trời nối lưới ở Việt Nam– EVN.

351/QĐ-EVNGENCO2

Ban hành Chương trình hành động của Tổng công ty Phát điện 2 -CTCP triển khaităng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm,... [...]

30/10/2024

16/GPMT-UBND

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG - CÔNG TY THỦY ĐIỆN QUẢNG TRỊ [...]

05/03/2024

1639/BC-TĐQT

V/v báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ trong tháng... [...]

10/12/2023

Liên kết website

  THÔNG TIN BẢN QUYỀN


- Bản quyền thuộc về: CÔNG TY THỦY ĐIỆN QUẢNG TRỊ

- Thiết kế bởi: VNPT QUẢNG TRỊ
Số 20 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Tp Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị

  THÔNG TIN LIÊN HỆ


CÔNG TY THỦY ĐIỆN QUẢNG TRỊ
- Địa chỉ: Khu phố 8, Phường 5, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
- Điện thoại: (0233) 3.511.168
- FAX: (0233) 3.575.468
- Email: congtythuydienquangtri@gmail.com

 THỐNG KÊ TRUY CẬP


Online
7

Tổng truy cập
Tổng truy cập
361,442